Các tuyến nội tiết chịu trách nhiệm tạo ra các hormone mà cơ thể cần và điều chỉnh cách chúng hoạt động. Rối loạn nội tiết xảy ra khi các tuyến nội tiết của bạn sản xuất quá nhiều hoặc không đủ các hormone giữ cho cơ thể bạn hoạt động bình thường. Xét nghiệm nội tiết có thể giúp chúng ta chẩn đoán rối loạn nội tiết tố nhằm kiểm tra chức năng sinh sản ở cả nam và nữ, từ đó để lên kế hoạch điều trị tốt nhất. Vậy xét nghiệm nội tiết là làm những gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn về phương pháp này nhé.
Mục lục:
Xét nghiệm nội tiết để làm gì?
Xét nghiệm nội tiết là việc kiểm tra các hoocmon trong cơ thể, dựa vào chỉ số ấy để đánh giá tỷ lệ sinh sản, nhu cầu về tình dục ở nam và nữ. Dựa vào các kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán về nguyên nhân của những cặp vợ chồng vô sinh hay hiếm muộn, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp giúp hôn nhân của những gia đình này trọn vẹn hơn.
Hơn nữa khi xét nghiệm rối loạn nội tiết, bạn có thể phòng ngừa được nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn.
Xét nghiệm nội tiết nam
Bốn chỉ số quan trọng trong hệ nội tiết tố nam bao gồm Testosterone, FSH, Androgen và LH, chúng có chức năng là duy trì quá trình sản xuất tinh trùng và điều tiết các tuyến yên, tinh hoàn và hệ hạ đồi. Nếu như bốn chỉ số này biến đổi bất thường có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, gây ra các hiện tượng tinh trùng yếu, yếu sinh lý, rối loạn sinh tinh, xuất tinh sớm,…Để đánh giá được tình trạng sức khỏe nam giới, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm 4 xét nghiệm dưới đây:
Xét nghiệm Testosterone
Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố nam trong cơ thể có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình dục của bạn. Ví dụ, bạn có thể mất khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng hoặc có chất lượng tinh trùng thấp hơn và do đó, khả năng thụ thai tự nhiên thấp hơn. Nếu bạn có mức testosterone thấp dưới 300ng/dL, bạn có thể hoàn toàn mất ham muốn tình dục.
Xét nghiệm FSH
Xét nghiệm FSH giúp các bác sĩ nhận biết khả năng sinh tinh và chất lượng tinh trùng ở nam giới.
– FSH của nam giới khỏe mạnh là từ 2 – 12mIU/ml.
– FSH cao hơn khoảng trên đồng nghĩa rằng khả năng sản xuất tinh trùng là không có, nếu có thì cũng chỉ mang lại những tinh trùng với chất lượng kém.
– FSH thấp, tức là nam giới có nguy cơ bị suy tuyến yên và suy hạ đồi.

Xét nghiệm Estradiol
Estradiol là hormon ảnh hưởng đến ham muốn tình dục ở nam giới và đánh giá vấn đề dậy thì ở bé trai.
– Nồng độ ổn định trong khoảng 28 – 156 pmol/L
– Estradiol cao: dậy thì sớm, có nguy cơ mắc bệnh lý vú to và rối loạn cương dương,
– Estradiol thấp: dậy thì muộn, chức năng sinh sản suy giảm.
Xét nghiệm Prolactin
– Prolactin của nam giới bình thường: 98 – 456 µU/mL
– Prolactin cao: có thể xuất hiện u nhỏ ở tuyến yên, suy giáp, chán ăn, mắc các bệnh lý liên quan đến gan, thận, xuất tinh sớm,…
– Prolactin thấp: tinh trùng yếu và ít, rối loạn chức năng sinh sản, suy tuyến yên.
Xét nghiệm nội tiết nữ
Nữ giới khi xét nghiệm nội tiết tố sẽ nhận biết được trứng có hoạt động bình thường hay không, kiểm soát chu kỳ trứng rụng để thụ thai, và đánh giá chức năng dự trữ noãn. Các xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm:
Xét nghiệm Estrogen
– Estrogen của người bình thường là khoảng 70 – 220 pmol/L.
– Estrogen thấp thường là dấu hiệu cho thấy bạn sắp mãn kinh. Estrogen thấp cũng có thể biểu thị một vấn đề về khả năng sinh sản, thiếu hụt dinh dưỡng, các biểu hiện có thể xuất hiện bao gồm: căng tức ngực, bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt, mất ngủ, khô âm đạo, dẫn đến đau khi giao hợp.
– Estrogen cao có thể do bạn dùng một loại thuốc có chứa estrogen khiến cơ thể tăng sinh quá nhiều estrogen trong. Biểu hiện của tình trạng này là: giảm ham muốn tình dục, tăng cân đặc biệt ở eo và hông, kinh nguyệt không đều (có thể nhiều máu hoặc ít, không xác định được ngày có kinh), các triệu chứng xấu đi liên quan đến rối loạn tiền kinh nguyệt.
Xét nghiệm Prolactin
Ở nữ, với mỗi giai đoạn không có thai, mang thai, thời kỳ mãn kinh sẽ có nồng độ Prolactin khác nhau.
– Prolactin cao: rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, không rụng trứng, buồng trứng đa nang, và tuyến sữa tiết ra đột ngột.
– Prolactin thấp: rối loạn chức năng buồng trứng, quá trình trao đổi chất gián đoạn.
Xét nghiệm AMH
Chỉ số này cho biết số lượng nang noãn có trong buồng trứng.
– Ở nữ giới bình thường và dưới 38 tuổi có chỉ số AMH là 14,28 – 48,55 pmol/L.
– AMH thấp: khả năng dự trữ trứng giảm, trứng loại I ít và nguy cơ hiếm muộn có thể xảy ra.
– AMH cao: nguy cơ mắc buồng trứng đa nang

Xét nghiệm FSH
FSH ở nữ giới có chức năng tạo các nang trứng, khi xét nghiệm sẽ phát hiện thời gian trứng chuẩn bị rụng và cho biết tình trạng các nang trong buồng trứng. Ở mỗi giai đoạn, nữ giới sẽ có một chỉ số FSH khác nhau. Cho nên cần dựa vào từng thời điểm và một số các xét nghiệm khác mới đánh giá được nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều và các bệnh lý liên quan đến buồng trứng.
Xét nghiệm LH
Chỉ số LH có chức năng kiểm soát buồng trứng. Chỉ số này thay đổi khi bạn gặp các vấn đề về rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, không có kinh, rối loạn tuyến yên, suy buồng trứng nguyên phát.
Xét nghiệm Progesterone
Loại hoocmon này được tiết ra ở buồng trứng, có công dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Chỉ số này thay đổi rất nhiều, kể cả ở trong ngày.
– Progesterone cao: có thể gây ra các bệnh như ung thư tuyến thượng thận, rối loạn tăng sản thượng thận, ung thư buồng trứng, kinh nguyệt không đều,…
– Progesterone thấp: không rụng trứng, không có kinh, mang thai ngoài dạ con, thai chết lưu, say thai.
Xét nghiệm Testosterone
– Testosterone của phụ nữ ở mức ổn định là từ 15 – 70ng/dL
– Testosterone cao: chu kỳ kinh nguyệt không đều, có hành kinh nhưng không rụng trứng, da nhiều mụn, rậm lông, cơ bắp phát triển mạnh, âm vật lớn nhưng ngực nhỏ, giảm ham muốn tình dục.
– Testosterone thấp: rối loạn giấc ngủ, khô âm đạo, giảm khoái cảm, trầm cảm, mắc các bệnh tuyến giáp.
Khi nào nên xét nghiệm nội tiết?
Đối với nữ giới ở giai đoạn sinh sản, các chuyên gia khuyên rằng nên đi xét nghiệm nội tiết tố 1-2 lần/ năm. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường dưới đây, bạn nên đi xét nghiệm kịp thời để tìm ra nguyên nhân và phương hướng điều trị, tránh ngại ngùng để ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này:
– Rối loạn kinh nguyệt, vô kinh.
– Khô, chảy máu âm đạo.
– Tăng cân bất thường
– Giảm ham muốn tình dục
– Mệt mỏi kéo dài, ngủ không sâu giấc, rụng tóc, đổ mồ hôi về đêm
– Muốn can thiệp các biện pháp hỗ trợ sinh sản, thụ tinh ống nghiệm.

Đối với nam giới, cần thực hiện xét nghiệm nội tiết tố khi xuất hiện các triệu chứng sau:
– Giảm ham muốn, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu hoặc không có.
– Rối loạn cương dương, hoặc không cương dương.
– Nam giới hiếm muộn và muốn can thiệp biện pháp hỗ trợ sinh sản, thụ tinh trong ống nghiệm.
Tạm kết
Vừa rồi là những thông tin xoay quanh chủ đề “Xét nghiệm nội tiết là làm những gì?”. Xét nghiệm nội tiết tố giúp đánh giá được tình trạng sức khỏe sinh sản ở nam và nữ. Nếu thấy cơ thể cơ thể của bạn xuất hiện bất cứ một triệu chứng bất thường nào, hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để được xét nghiệm và chẩn đoán kịp thời nhé.