Thuốc tây giống như “con dao lưỡi” có thể đe dọa đến sức khỏe con người bất cứ lúc nào nếu như không được sử dụng với liều lượng phù hợp với cơ thể mỗi người. Say thuốc tây thường xảy ra khi bệnh nhân uống quá liều quy định, uống nhầm thuốc hoặc cơ thể không đáp ứng được với các thành phần có trong thuốc. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của chúng ta. Vậy cách xử lý khi bị say thuốc tây sao cho an toàn? Có những biện pháp nào để ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả tại nhà hay không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng say thuốc tây
Như đã nói ở trên, say thuốc tây là do uống sai thuốc, sai liều lượng dù vô tình hay cố tình hoặc cơ thể tương tác mạnh với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
Trẻ em là đối tượng dễ bị say thuốc nhất. Trẻ em có thể vô tình nuốt phải thuốc vì chúng tò mò về những loại thuốc mà chúng có thể tìm thấy. Trẻ em dưới 5 tuổi (đặc biệt là từ 6 tháng đến 3 tuổi) có xu hướng cho mọi thứ chúng tìm thấy vào miệng. Quá liều thuốc ở nhóm tuổi này thường xảy ra khi người lớn vô tình để thuốc trong tầm với của trẻ.
Người già cũng rất dễ bị say thuốc, bởi vì lúc này sức đề kháng họ yếu hơn, khả năng hấp thụ thuốc ở dạ dày cũng giảm đi đáng kể. Các thành phần của thuốc có thể còn đọng lại trong dạ dày gây kích thích niêm mạc và dẫn đến các hiện tượng nôn mửa, đau bụng, buồn nôn,…
Hơn nữa, nếu bệnh nhân phải sử dụng quá nhiều loại thuốc cùng một lúc, dẫn đến hiện tượng cơ địa chưa kịp thích ứng. Các loại thuốc “xung đột” lẫn nhau cũng gây ra ngộ độc thuốc.
Biểu hiện khi bị say thuốc tây

Các dấu hiệu và triệu chứng của say thuốc tây phụ thuộc vào một số yếu tố như lượng thuốc tiêu thụ, loại thuốc được dùng và tình trạng sức khỏe của người bệnh vào thời điểm đó. Dưới đây là một số những triệu chứng phổ biến thường gặp:
– Nhiệt độ, nhịp tim, nhịp hô hấp, huyết áp có thể tăng, giảm hoặc hoàn toàn không có.
– Buồn ngủ, lú lẫn, rối loạn thị giác, ảo giác và hôn mê là biểu hiện phổ biến khi say thuốc.
– Da có thể nóng, mát, đổ mồ hôi hoặc khô.
– Đau ngực, hơi thở nhanh, chậm thất thường có mùi thuốc, khó thở có thể xảy ra khi tim hoặc phổi bị tổn thương.
– Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, nôn ra máu, và đại tiện ra máu có thể xảy ra khi ngộ độc thuốc.
– Nếu nhẹ có thể hoa mắt, chóng mặt, còn nặng có thể lên cơn co giật (động kinh).
– Ngoài ra một số loại thuốc cụ thể có thể làm hỏng các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Cách xử lý khi bị say thuốc tây
Say thuốc tây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, vì vậy chúng ta cần trang bị những kiến thức để xử lý tình trạng này một cách nhanh chóng và kịp thời.
– Trong trường hợp bệnh nhân khó thở, ngừng thở, cần phải hô hấp nhân tạo ngay lập tức để kích thích lại sự hoạt động của hệ hô hấp. Giữ cho đầu bệnh nhân ngửa ra sau, bịt mũi họ và hà hơi hai lần. Bạn có thể thấy ngực của họ phồng lên theo từng hơi thở. Tiếp tục thổi ngạt một lần sau mỗi năm giây cho đến khi người đó tự thở được hoặc cho đến khi xe cấp cứu đến.
– Gây nôn cho bệnh nhân để đào thải chất độc từ thuốc ra ngoài: Có thể gây nôn bằng cách móc họng, hòa nước muối mặn nhằm gây phản xạ nôn, uống thật nhiều nước để thuốc tan ra nhanh hơn và không ứ đọng lại trong dạ dày.
– Nếu bệnh nhân có nhiệt độ cơ thể nóng thì có thể đắp khăn mát hoặc ướt lên trán, nách hoặc sau gáy.
– Ngoài ra có thể cho bệnh nhân uống nước một số nước giải độc như nước rau muống, nước đậu xanh, đồng thời ăn khoai lang để kích thích hệ tiêu hóa đào thải chất độc ra ngoài.
– Lưu ý sau khi đã sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân, nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thực hiện các phương pháp thải độc tố, làm sạch dạ dày.
– Tuyệt đối không tự ý cho bệnh nhân uống các loại thuốc chống độc khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Người nhà bệnh nhân nên mang chất nôn đến bệnh viện để được xét nghiệm nguyên nhân gây nên tình trạng say thuốc và tìm ra biện pháp điều trị phù hợp.

Một số cách phòng ngừa say thuốc tây tại nhà
Để bảo vệ sức khỏe của gia đình và người thân trước tình trạng say thuốc tây, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau tại nhà:
– Cất trữ tất cả các loại thuốc theo toa hoặc không theo toa ở trong tủ thuốc có chốt an toàn và tránh xa tầm tay của trẻ em.
– Luôn giữ thuốc trong hộp đựng ban đầu để dễ dàng nhận biết hoặc có thể dán nhãn về liều lượng lên từng loại thuốc.
– Không nên cho chuẩn bị hoặc cho trẻ uống thuốc trong bóng tối vì bạn có thể cho uống sai liều lượng hoặc thậm chí sai thuốc.
– Đừng bao giờ nói với trẻ rằng thuốc có vị như kẹo.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng và nhắc nhở gia đình tuân thủ quy tắc về việc cất giữ thuốc an toàn.
– Vứt bỏ những loại thuốc không sử dụng hoặc đã hết hạn.
Tạm kết
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu được về những triệu chứng cũng như cách xử lý khi bị say thuốc tây. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho gia đình khi sử dụng thuốc Tây là phải tuân thủ liều lượng, thời gian sử dụng, hướng dẫn sử dụng theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Nếu có bất cứ biểu hiện đáng lo ngại nào hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời nhé.